Hệ thống giáo dục Canada

6 việc làm cần thiết để học giỏi tiếng Anh

 

 

Hãy nhấn Like và Share thông tin này nếu bạn cảm thấy hữu ích 

Các bài viết bạn quan tâm

Sự thật là, nếu bạn muốn học được tiếng Anh, bạn phải thay đổi cuộc sống của bạn. Dưới đây là 1 số ví dụ về những việc bạn cần phải làm:

1) Đọc một quyển sách tiếng Anh một ngày một tiếng, phân tích ngữ pháp trong câu và tra từ trong từ điển tiếng Anh;

2) Nghe CDs,MP3 kèm các sách luyện nghe hay bất cứ tiếng Anh nào khác, thường xuyên cho hội thoại bằng câu hỏi và cách phát âm bằng giọng nói

3) Dành cả buổi chiều tập phát âm cho được âm “r” trong tiếng Anh.

4) Cẩn thận viết một bức thư điện tử bằng Tiếng Anh, cỡ 20 giây sử dụng từ điển hoặc một công cụ nào đó trên Web.

5) Nghĩ về một câu tiếng Anh bạn đọc được, tự hỏi liệu có thể dùng “a” thay cho “the” trong câu đó không, và cố tìm các câu tương tự trên website để có được giải đáp.

Có thể bạn sẽ thắc mắc dạng người nào lại làm những điều kỳ quặc trên đây? Xin thưa, chỉ có một dạng thôi. Dạng người thích làm những việc đó. Nếu bạn muốn nói được tiếng Anh thì bạn cũng sắp trở thành dạng người này rồi đấy. Bạn không thể ghét làm những việc này được. Bạn đã bao giờ nghe thấy ai thành công bằng cách làm những việc anh ta ghét chưa?

Vấn đề đối với việc học và dạy tiếng Anh là tất cả những người học đều muốn nói tiếng Anh thật giỏi. tuy nhiên, hầu hết lại không muốn dành thời gian để tự học tiếng Anh (Đó có thể là lý do tại sao họ đăng ký các lớp học Tiếng Anh với hy vọng giáo viên có thể nhồi nhét kiến thức vào đầu họ)

Sự thiếu động lực này nghĩa là người học nói chung không chịu bỏ thời gian riêng của mình ra để học tiếng Anh, và nếu có thì cũng không đều đặn. Ví dụ, người học có thể học các cụm động từ suốt 12 tiếng đồng hồ trước một kỳ thi tiếng Anh, nhưng lại không chịu đọc một quyển sách tiếng Anh 30 phút mỗi ngày. Anh ta không cảm nhận được là học tiếng Anh cũng có cái thú vị riêng của nó, do đó anh ta chỉ học khi nào bị bắt buộc. Vấn đề là những nỗ lực đáng kể một lần chẳng mang lại cho bạn cái gì cả, trong khi đó, những hoạt động nhỏ nhặt hàng ngày lại rất hiệu quả.

Nếu bạn là một trong những người học giống như trên và không cảm thấy thích luyện phát âm âm “r” hay nghĩ về các câu tiếng Anh hàng ngày, thì chúng tôi có tin tức cho bạn đây: Bạn sắp sửa phải “ép” mình thích làm những việc đó. Nói cách khác, bạn sẽ phải làm gì đó để tác động vào động cơ thúc đẩy việc học của bạn. Chúc bạn thành công!

                                                                                         

Hãy nhấn Like và Share thông tin này nếu bạn cảm thấy hữu ích

 

CÁC BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT



 

Những phương pháp giúp bạn nâng cao khả năng nghe tiếng anh

 

 

Hãy nhấn Like và Share thông tin này nếu bạn cảm thấy hữu ích 

Các bài viết bạn quan tâm

Tại sao bạn nghe tiếng Anh chưa tốt? Làm sao để rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Anh hiệu quả?Nhiều người học tiếng Anh thường bỏ qua kỹ năng này mà tập trung vào học ngữ pháp, kỹ năng đọc và học từ vựng... Hãy tìm hiểu một số phương pháp giúp bạn cải thiện kỹ năng nghe khi học tiếng Anh cực kỳ đơn giản nhưng không kém phần hiệu quả dưới đây.

Để nghe tiếng Anh tốt, bạn cần có một quá trình luyện tập và học hành chăm chỉ, sự quyết tâm, cố gắng và kiên trì. Điều quan trọng bạn nên học cách phát âm cho chuẩn, nghe những ý chính, và chọn nguồn nghe tiếng Anh tin cậy, nghe tiếng Anh thường xuyên và thường xuyên nâng cao vốn từ vựng. Với người học tiếng Anh, trong các kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết thì kỹ năng nghe đóng vai trò quan trọng, giúp nâng cao khả năng phát âm và kỹ năng giao tiếp. 

Học tiếng Anh: Làm sao để rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Anh hiệu quả? Tại sao bạn nghe tiếng Anh chưa tốt? nhiều người học thường bỏ qua kỹ năng này mà tập trung vào ngữ pháp, đọc và từ vựng. Hãy cùng tìm hiểu những bí kíp để cải thiện kỹ năng nghe hiệu quả dưới đây!

1. Làm thế nào để nghe tốt tiếng Anh

Tưởng tượng xem, nếu sáng nào bạn cũng nghe một bài hát nào đó, thì dù thích hay không, bạn cũng sẽ thuộc hay nhớ vài câu trong bài. Ta hãy biến việc nghe tiếng Anh thành một thói quen và sở thích. Luyện nghe hàng ngày sẽ giúp bạn dần "thẩm thấu" tiếng Anh và thêm yêu ngôn ngữ này. Mỗi khi đến giờ kiểm tra nghe tiếng Anh, đầu bạn như muốn nổ tung vì không thể bắt kịp lời nói của người bản ngữ? Bạn tự hỏi làm sao để có thể khắc phục được tình trạng đó? Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp bạn nâng cao kỹ năng nghe khi học tiếng Anh và thêm yêu thích nghe tiếng Anh.

Nghe nhiều lần: Cùng một nội dung, bạn hãy nghe thật nhiều lần và cố gắng nghe được từng chữ trong bài. Sau đó bạn nhớ lại và tập đọc theo, dần dần bạn sẽ nhập tâm những câu nói đó và nhận ra chúng nếu gặp lại trong các bài sau. Ngoài ra, bạn còn có thể áp dụng những câu nói này thường xuyên trong giao tiếp hoặc các cuộc thảo luận để cải thiện cả kỹ năng nói.

 

Để phát triển kỹ năng nghe khi học tiếng Anh, bạn nên tạo thói quen luyện nghe tiếng Anh mỗi ngày (hình minh họa)

Luyện nghe hàng ngày: Hãy dành mỗi ngày một ít thời gian cho việc nghe tiếng Anh. Tài liệu giúp bạn luyện tập rất phong phú, có thể là những bài hát, radio, bản tin, hay chương trình talkshow. Bạn có thể luyện nghe ngay khi đang làm việc nhà hay trên xe buýt. Bạn thử nghĩ xem, nếu sáng nào bạn cũng nghe một bài hát nào đó, thì dù thích hay không, bạn cũng sẽ thuộc hay nhớ vài câu trong bài. Vậy thì tại sao không biến nghe tiếng Anh thành một thói quen hàng ngày và dần dần "thẩm thấu" để nâng cao trình độ?

Khơi gợi hứng thú cho bản thân: Bạn nên tập trung nghe những nội dung mà bạn cần học, muốn tìm hiểu hay yêu thích, chẳng hạn như kinh doanh hay văn hóa. Trước hết, hãy nghe những tài liệu đơn giản, dễ nghe rồi nâng dần độ khó. Chọn nghe theo chủ đề yêu thích sẽ giúp bạn có thêm hứng thú và động lực tìm tòi, giúp bạn tiến bộ trong thời gian ngắn.

2. Phương pháp nghe tiếng Anh hiệu quả

Bạn nên nhớ người ta không vô tình nói " Nghe, Nói, Đọc, Viết" theo thứ tự như vậy đâu. " Nghe, Nói, Đọc, Viết" là trình tự học tiếng Anh tự nhiên nhất. Trẻ em học ngôn ngữ mẹ đẻ theo trình tự trên hiệu quả thì khỏi phải bàn rồi. Kỹ năng Nghe luôn là một trong số các kỹ năng còn yếu của sinh viên hiện nay. Khi bạn có thời gian chết sao bạn không luyên nghe tiếng Anh nhỉ, rất thú vị đó. Đây là phương pháp luyện nghe của Thầy giáo biết 6 ngôn ngữ. Các bạn tham khảo nhé.

A. Nghe Thụ Động:

‘Tắm’ ngôn ngữ. Nghe không cần hiểu: Hãy nghe! Đừng hiểu. Bạn chép vào CD một số bài tiếng Anh. Mỗi bài có thể dài từ 1 đến 5 phút. Khi nào bạn ở nhà một mình, thì mở các bài đó ra vừa đủ nghe, và cứ lặp đi lặp lại mãi ra rả như âm thanh nền suốt ngày. Bạn không cần để ý đến nó. Bạn cứ làm việc của mình, đánh răng, rửa mặt, học bài làm bài, vào internet… với tiếng lải nhải của bài tiếng Anh (thậm chí, trong lúc bạn ngủ cũng có thể để cho nó nói). Trường hợp bạn có CD player, USB player hay iPod, thì đem theo để mở nghe khi mình có thời gian. ví dụ: di chuyển lâu giờ trên xe, đợi ai hay đợi đến phiên mình tại phòng mạch.

Công việc ‘tắm ngôn ngữ’ này rất quan trọng, vì cho ta nghe đúng với từng âm của một ngôn ngữ lạ. Tai của chúng ta bắt rất nhanh một âm quen, nhưng loại trừ những âm lạ. Ví dụ: Nếu bạn nghe câu: ‘mặt trời mọc cánh khi chim voi truy cập chén chó’, một câu hoàn toàn vô nghĩa, nhưng bảo bạn lặp lại thì bạn lặp lại được ngay, vì bạn đã quá quen với các âm ấy. Nhưng khi một người nói một câu bằng chừng ấy âm (nghĩa là 11 âm/vần), trong ngôn ngữ bạn chưa từng học, và bảo bạn lặp lại thì bạn không thể nào lặp lại được, và bảo rằng… không nghe được! (Bạn có điếc đâu! Vấn đề là tai bạn không nhận ra được các âm!) Lối 'tắm ngôn ngữ' đó chỉ là vấn đề làm quen đôi tai, và sau một thời gian (lâu đấy chứ không phải vài ngày) bạn sẽ bắt được các âm của tiếng Anh, và thấy rằng âm ấy rất dễ nghe, nhưng hoàn toàn khác với âm Việt.

Đừng nản lòng vì lâu ngày mình vẫn không phân biệt âm: hãy nhớ rằng bạn đã tắm ngôn ngữ tiếng Việt ít ra là 9 tháng liên tục ngày đêm trước khi mở miệng nói được tiếng nói đầu tiên và hiểu được một hai tiếng ngắn của cha mẹ; và sau đó lại tiếp tục 'tắm ngôn ngữ' Việt cho đến 4, 5 năm nữa!

Nghe với hình ảnh động. Nếu có giờ thì xem một số tin tức bằng tiếng Anh (một điều khuyên tránh: đừng xem chương trình tiếng Anh của các đài Việt Nam, ít ra là giai đoạn đầu, vì xướng ngôn viên Việt Nam, phần lớn, nói rất gần với âm Việt Nam (kể cả pronounciation), nên mình dễ quen nghe, và từ đó lỗ tai mình lại hỏng, về sau lại khó nghe người bản xứ nói tiếng Anh - thế là phải học lại lần thứ hai!). Các hình ảnh đính kèm làm cho ta ‘hiểu’ được ít nhiều nội dung bản tin, mà không cần phải ‘dịch’ từng câu của những gì xướng ngôn viên nói. Bạn sẽ yên tâm hơn, sau khi nghe 15 phút tin tức, tự tóm lược lại, thì mình thấy rằng mình đã nắm bắt được phần chính yếu của nội dung bản tin. Và đây là cách thư hai để tắm ngôn ngữ. Tham khảo thêm bài viết về : 3 yếu tố quyết định kỹ năng nghe tiếng Anh của bạn

B. Nghe chủ động.

Bản tin special english: Thu một bản tin, và nghe lại rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng nấy… nhớ là đừng tra cứu tự điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Đoán nghĩa trong nội dung câu, và nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu trở đi trở lại hoài. (Ngày xưa, trên đài VOA, sau mỗi chương trình tôi thường nghe một cụm từ tương tự như: statue, statute hay statu gì đó, mà không biết viết thế nào, tuy vẫn hiểu đại loại là: hãy đợi đấy để nghe tiếp. Mãi sau này tôi mới biết rằng thuật ngữ rất quen thuộc ấy là 'stay tune', nhưng một thời gian dài, chính tả của chữ ấy đối với tôi không thành vấn đề!).

Chăm chú nghe lại một số bài mình từng nghe trong giai đoạn ‘tắm ngôn ngữ’: Lấy lại script của những bài mình từng nghe, đọc lại và nhớ lại trong tưởng tượng lời đọc mà mình từng nghe nhiều lần. Sau đó xếp bản script và nghe lại để hiểu. Lần này: tự nhiên mình sẽ nghe rõ từng tiếng và hiểu. Trường hợp không hiểu một từ hay cụm từ, thì gắng lặp lại nhiều lần đúng như mình đã nghe, sau đó lật lại script để so sánh.

Một số bài Audio trong Forum này: Nghe nhiều lần, trước khi đọc script. Sau đó, đọc lại script, chủ yếu kiểm tra những từ mình đã nghe hoặc đoán, hoặc những từ mà mình có thể phát âm lại nhưng không hiểu viết và nghĩa thế nào. Qua việc này, nhiều khi ta phát hiện rằng một từ mình rất quen thuộc mà từ xưa đến nay mình cứ in trí là phải nói một cách nào đó, thì thực ra cần phải nói khác hẳn và phát âm như thế thì mới mong nghe đúng và nói cho người khác hiểu. Sau đó, xếp bản script và nghe lại một hai lần nữa. (Ví dụ: hai chữ tomb, bury, khi xưa tôi cứ đinh ninh là sẽ phát âm là 'tôm-b(ơ), bơri' - sau này nghe chữ 'tum, beri' tôi chẳng hiểu gì cả - dù cho tôi nghe rõ ràng là tum, beri -cho đến khi xem script thì mới vỡ lẽ!).

Học hát tiếng Anh, và hát theo trong khi nghe. Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình nghe (nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc độ, trường độ và âm điệu tiếng Anh).  Và nói cho đúng giọng (qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu nói bình thường rất nhiều.

3. Những kỹ thuật giúp bạn rèn luyện kỹ năng nghe tiếng anh cực kỳ hiệu quả

Học cách phát âm tiếng Anh chuẩnBạn không thể nghe tốt tiếng Anh nếu bạn không biết cách phát âm từ vựng. Nắm được cách phát âm và trọng âm là chìa khóa vàng giúp bạn nghe tốt tiếng Anh, nhất là trong trường hợp bạn phải nghe những đoạn nói nhanh. Nói chuyện với người nước ngoài sẽ giúp bạn phát âm tốt hơn. Bạn có thể tham gia câu lạc bộ tiếng Anh để giúp bạn hòa mình vào môi trường nói tiếng Anh và nâng cao khả năng phát âm của mình. Ngoài ra, bạn nên chú trọng tới cách phát âm với mỗi từ mới. Hãy dùng từ điển có phiên âm chuẩn như Longman Dictionary of Contemporary English, Longman Advanced American Dictionary… và học cách nhấn trọng âm ở các từ quan trọng trong mỗi câu. Nắm được cách phát âm sẽ giúp bạn nghe tốt hơn rất nhiều.

Nghe nắm ý chính: Đây là kỹ thuật nghe có mục đích, nghe để tìm hiểu nội dung chính. Trước khi nghe, bạn cần đọc qua những câu hỏi yêu cầu, hoặc nghe chỉ dẫn trong băng đĩa để suy đoán thông tin cần nắm bắt và chủ đề của bài nghe. Trong quá trình nghe, bạn nghe những từ quan trọng để dựa vào đó suy ra ý chính của bài nghe. Những từ này thường là những từ mang trọng âm, được nhấn mạnh hoặc được nhắc nhiều lần trong bài. Bạn nên sử dụng kỹ năng tốc ký (note-taking) để tăng cường khả năng tập trung, ghi nhớ lại những thông tin vừa nghe và phát triển bài nghe sao có hệ thống. Để tốc ký hiệu quả, bạn nên tạo cho mình hệ thống các chữ viết tắt và các ký hiệu thường xuyên sử dụng. Ví dụ: “=” có nghĩa là equal (tương đương), “Fe” là iron (sắt) v.v… Sau khi đã nghe và tốc ký lần đầu, tôi thường tự đặt các câu hỏi để tìm kiếm và liên kết các thông tin. Dựa vào các từ hỏi rất quen thuộc: who, what, when, where và how để đặt ra các câu hỏi liên quan, điều này giúp tôi định hướng tạo nên một chỉnh thể nội dung liên quan trong bài nghe.

Đoán nghĩa từ mới: Không phải ai cũng nghe được 100% nội dung bài nghe tiếng Anh, điều quan trọng là bạn phải biết đoán nghĩa bằng cách dựa vào nội dung đoạn hội thoại, trọng âm và nhớ lại âm thanh từ đó. Bạn nên tập trung và đừng để tâm hồn treo ngược cành cây khi nghe. Bằng cách đoán nghĩa, bạn sẽ tự tạo cho mình hứng thú bằng cách đoán chủ đề, đoán người tham gia hội thoại, địa điểm, những từ xuất hiện trong bài nghe dựa vào số từ đã nghe hoặc có sẵn, đoán trình tự các sự kiện xảy ra trong bài nghe.

Chọn nguồn học và nghe tiếng Anh thường xuyên: Bạn cần lựa chọn các nguồn học tin cậy và tài liệu phù hợp với trình độ nghe hiện tại. Một số  kênh thông tin đáng tin cậy như BBC, CNN, VOA…, hoặc qua CDs, video. Chỉ với 15 phút thực hành nghe mỗi ngày, bạn đã tạo cho mình thói quen phản xa nghe và làm quen với cách phát âm. Công việc tắm ngôn ngữ này giúp bạn bắt được các âm tiếng Anh, và thấy các âm này hoàn toàn dễ nghe.

Nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh: Muốn nghe tốt tiếng Anh thì phải nhớ thật nhiều từ vựng. Bạn có thểhọc từ vựng tiếng Anh mỗi ngày bằng cách  chọn nhóm từ vựng cần học, sử dụng hình ảnh, âm thanh để giúp bạn nhớ hơn, dùng một quyển sổ nhỏ để ghi lại các từ và cụm từ, học từ vựng liên quan và ôn lại từ mới một cách thường xuyên.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn tìm ra được phương pháp học tiếng Anh hiệu quả, qua đó sẽ giúp ích phần nào trong việc chinh phục ngoại ngữ của bạn.

                                                                                         

Hãy nh?n Like và Share thông tin này n?u b?n c?m th?y h?u ích

CÁC BÀI ??NG M?I NH?T


Top 10 câu hỏi tiếng anh thường gặp trong phỏng vấn xin việc

 

 

Hãy nhấn Like và Share thông tin này nếu bạn cảm thấy hữu ích 

Các bài viết bạn quan tâm

In this article we have asked our panel of experts for the top interview questions. We have also included pointers on how to deal with them.

Also, if you are recruiting for staff you may find that this provides you with a few tricky questions to ask.

Almost all interviews will include a competency based element. There are many different questions that the interviewer can use to determine whether you possess certain competencies. However, by matching the role profile competencies to specific examples from your past in preparation for the interview, you will be able to cover most eventualities.

Why not also look at our Interview do’s and don’ts

During the interview make the right first impression…

1.  “Why do you want to work here?”

To answer this question you must have researched the company. Reply with the company’s attributes as you see them and how your qualities match them.

2.  “Tell me about yourself.”

This is not an invitation to ramble on. If the context isn’t clear, you need to know more about the question before giving an answer.

Whichever direction your answer ultimately takes, be sure that it has some relevance to your professional endeavors.  You should also refer to one or more of your key personal qualities, such as honesty, integrity, being a team player, or determination.

3.  “What is the biggest challenge you have faced in work in the past 12 months?”

This is often an opening question, as it allows you to use one of your strongest examples and may help you relax. For the interviewer, it is also an indication of where your natural focus or achievements may be – people development, process, cost reduction, change etc.

4.  “What do you know about the centre/company/role?”

You are not required to be an expert on the organisation or role, but a genuine interest and basic understanding is expected. If you are working with a recruitment consultant then they should be able to provide you with extra details and assist with preparation.

In addition, look for and use press releases, corporate and social websites. Ring the call centre to see how they handle your call: do they offer ‘up-sell’, ‘cross-sell’, how was the service? Read the job description to prepare for this question, a few key facts or some knowledge show a genuine interest and commercial awareness.

5.  “Why do you want this job?”

Whilst more money, shorter hours or less of a commute are all potential factors for your next role, they are unlikely to make you the ‘stand out’ candidate of the day.

Know what the company are looking for and the potential job available, and align this with your career to date.  Highlight your relevant experience, goals and aspirations in line with the role, to showcase why you are the best person for the job.

6.  “How would your team/manager describe you?”

Try to think about how you would describe yourself if someone asked you for your strengths, then relate these to what people say about you; peers, agents, managers and stakeholders. Have three or four at the ready, ideally in line with the role you are being interviewed for. Have examples or situations ready, in case your interviewer wants to drill down as to why you think or believe these are your key strengths.

7.  “What is your biggest achievement?”

If possible, think work related. There will hopefully be a number of things you are most proud of in your career to date. Think about your key achievements; were they commercial, people or process orientated? What was the cause and effect? How were you involved, what was improved, saved or developed?

If you are short on career-based examples, use personal achievements which demonstrate the commercial skills required for the role, such as team work, commitment, empathy, determination, attention to detail, etc.

8.  “Can you give me an example of… ?”

These questions will more often than not be based around the role competencies. Preparation and rehearsal are key to answering these effectively.

You will need two or three instances of how you may have: delivered change, managed conflict, improved performance, reduced absence, increased customer satisfaction, etc.  You also need to be able to clearly and concisely communicate the problem, solution and outcome.

9.  “What have you done to promote great customer service?”

Firstly, know what you think great customer service looks like. Look for situations and examples when you had an idea, a client, or customer call, where you personally went that extra mile.

Did you change a process or procedure? Or perhaps a staff member you mentored, coached or advised delivered a great customer service win or result for your team, brand or business.

10.  “What are the key factors which make a successful call centre?”

Fundamentally, if you look under the skin of the best teams and call centres, they do have certain things in common: clear communication, consistency, fun, performance management, leadership, engagement, incentives, etc.

Think what made up the best team or company you have been a part of or have seen. Have examples to back up any statements for how you would play a part in, or create, this team or environment yourself..

                                                                                         

Hãy nh?n Like và Share thông tin này n?u b?n c?m th?y h?u ích

CÁC BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT


 

Học từ vựng tiếng anh: Những cụm từ thường dùng trong công việc:

 

 

Hãy nh?n Like và Share thông tin này n?u b?n c?m th?y h?u ích 

Các bài viết bạn quan tâm

 - take on = thuê ai đó

Ví dụ: They're taking on more than 500 people at the canning factory. Họ sẽ thuê hơn 500 người vào nhà máy tổng hợp.

- get the boot = bị sa thải

Ví dụ: She got the boot for being lazy. Cô ta bị sa thải vì lười biếng.

- give someone the sack = sa thải ai đó

Ví dụ: He was given the sack for stealing. Anh ta đã bị sa thải.

- give someone their marching orders = sa thải ai đó

Ví dụ: After the argument, he was given his marching orders. Sau trận cãi nhau, anh ta đã bị sa thải.

- get your feet under the table = làm quen công việc

Ví dụ: It only took him a week to get his feet under the table, then he started to make changes. Anh ấy chỉ mất một tuần để làm quen với công việc, sau đó anh ấy đã bắt đầu tạo nên sự thay đổi.

- burn the candle at both ends = làm việc ngày đêm

Ví dụ: He's been burning the candle at both ends to finish this project. Anh ấy làm việc ngày đêm để hoàn thành dự án này.

- knuckle under = ngừng lãng phí thời gian và bắt đầu làm việc

Ví dụ: The sooner you knuckle under and start work, the better. Anh thôi lãng phí thời gian và bắt đầu làm việc càng sớm càng tốt.

- put pen to paper = bắt đầu viết

Ví dụ: She finally put pen to paper and wrote the letter. Cuối cùng cô ấy cũng bắt đầu viết thư.

- work all the hours that God sends = làm việc càng nhiều càng tốt

Ví dụ: She works all the hours that God sends to support her family. Cô ấy làm việc càng nhiều càng tốt để giúp gia đình của cô

- work your fingers to the bone = làm việc rất chăm chỉ

Ví dụ: I work my fingers to the bone for you. Vì em tôi làm việc rất chăm chỉ.

- go the extra mile = làm nhiều hơn dự kiến của bạn

Ví dụ: She's a hard worker and always goes the extra mile. Cô ấy là một nhân viên chăm chỉ và luôn làm việc vượt bậc.

- pull your weight = làm tròn phần việc của mình

Ví dụ: He's a good team worker and always pulls his weight. Anh ta là một người làm việc tốt trong đội và luôn làm tròn phần việc của mình.

- pull your socks up = nỗ lực nhiều hơn

Ví dụ: You'll have to pull your socks up and work harder if you want to impress the boss! Cô sẽ phải nỗ lực nhiều hơn và làm việc chăm chỉ hơn nếu cô muốn gây ấn tượng với ông chủ.

- put your feet up = thữ giãn

Ví dụ: At last that's over - now I can put my feet up for a while. Cuối cùng thì nó cũng qua - giờ tôi có thể thư giãn một lúc.

- get on the wrong side of someone = làm cho ai đó không thích bạn

Ví dụ: Don't get on the wrong side of him. He's got friends in high places! Đừng làm mất lòng ông ta. Ông ta quen với những người có quyền lực.

- butter someone up = tỏ ra tốt với ai đó vì bạn đang muốn điều gì

Ví dụ: If you want a pay rise, you should butter up the boss. Nếu anh muốn tăng lương, anh cần phải biết nịnh ông chủ.

- the blue-eyed boy = một người không thể làm gì sai

Ví dụ: John is the blue-eyed boy at the moment - he's making the most of it! Hiện John là người giỏi nhất - anh ấy sẽ phát huy hết tác dụng của điều đó!

- be thrown in at the deep end = không nhận bất cứ lời khuyên hay hỗ trợ nào

Ví dụ: He was thrown in at the deep end with his new job. No-one helped him at all. Anh ấy đã không nhận bất cứ hỗ trợ nào trong công việc của mình. Chẳng ai giúp anh ta hết.

                                                                                         

Hãy nhấn Like và Share thông tin này nếu bạn cảm thấy hữu ích

CÁC BÀI ĐĂNG MỚI NHẤT


Việt Nam thuộc 3 nước có tiến bộ tiếng Anh nhanh nhất thế giới

Tổ chức EF Education First (Thụy Điển) đã công bố thông tin trên trong cuộc khảo sát 63 quốc và vùng lãnh thổ

Họ đưa ra bảng xếp hạng 63 quốc gia và vùng lãnh thổ, EF sử dụng dữ liệu thu thập được từ bài kiểm tra của 750.000 người từ 18 tuổi trở lên trong năm 2014.

Theo đó, nhóm dẫn đầu (rất cao) là 7 quốc gia châu Âu được xếp theo thứ tự: Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Ba Lan, Áo.

Tiếp theo có 11 cái tên được đánh giá cao, trong đó (vị trí thứ 8 toàn bảng) là E-xtô-ni-a, kế đến là Bỉ, Đức, Xlô-ven-ni-a, Ma-lai-xi-a, Xinh-ga-po, Lay-vi-a, Ác-hen-tina, Ru-ma-ni, Hung-ga-ri và Thụy Sĩ.

Nhóm trung bình gồm có 13 cái tên, dẫn đầu là Cộng hòa Séc, kế tiếp là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha; 3 cái tên cuối nhóm này là Pháp, Đài Loan, Hồng Kông

Theo ông Minh N. Trần - Giám đốc Nghiên cứu và hợp tác học thuật EF, trình độ Anh ngữ của người trưởng thành ở Việt Nam còn thấp, dù kỹ năng đã cải thiện trong 7 năm trở lại đây, tập trung ở nhiều thành phố lớn. Đáng chú ý mức độ cải thiện Anh ngữ tại TP.HCM tốt hơn Hà Nội. Việt Nam dù được đánh giá thuộc nhóm 3 quốc gia Đông Nam Á có tiến bộ nhanh về tiếng Anh (cùng với Indonesia và Thái Lan), nhưng vẫn bị xếp trong nhóm thấp (đứng ở vị trí 33 trong bảng xếp hạng tổng thể).

Ông Trần nói: "Tiếng Anh vốn là một chỉ số quan trọng về khả năng cạnh tranh kinh tế của một quốc gia, với một tương quan chặt chẽ giữa trình độ tiếng Anh và thu nhập, chất lượng cuộc sống, môi trường và thương mại quốc tế. Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, tuy nhiên do trình độ Anh ngữ vẫn còn một khoảng cách khá dài so với nhóm dẫn đầu ở châu Âu, do đó còn nhiều cơ hội về hợp tác kinh tế chưa thể khai thác. Tôi thấy rất thú vị vì gần đây nhiều sinh viên Việt Nam đã học tới hai ngoại ngữ?".

Cũng theo bảng xếp hạng này, nhóm "rất thấp"có 19 cái tên, trong đó 4 cái tên dẫn đầu là Gioóc-van-ni, Ca-ta, Thỗ Nhĩ Kỳ, Thái Lan và 3 cái tên cuối bảng là Cam-pu-chia, Li-bi, I-rắc.

Source: baomoi

Bí quyết giúp bạn phát âm tiếng anh chuẩn xác

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao mình học tiếng Anh lâu rồi mà vẫn không giao tiếp được với người nướ ngoài? Thậm chí bạn không nghe được những từ quen thuộc

Câu trả lời rất đơn giản. đó là vì bạn thiếu kiến thức nền tảng về phát âm, nhưng nó lại chính là kỹ năng nền tảng chính để phát triển những kỹ năng khác như nghe, nói, đọc, viết.

Để phát âm và giao tiếp bằng tiếng Anh chuẩn xác là một điều rất khó đối với những người học ngoại ngữ. Nó đòi hỏi người học phải nỗ lực rèn luyện và có phương pháp học đúng đắn. Dưới đây là một số phương pháp giúp bạn rèn luyện tốt kỹ năng phát âm.

Học cả hai cách phát âm Anh và Mỹ

Tiếng Anh là ngôn ngữ thế giới vì vậy ở mỗi địa phương khác nhau sẽ có cách phát âm khác nhau. Bạn có thể lựa chọn giữa giọng Anh và giọng Mỹ để học, bởi vì đây là 2 kiểu phát âm thông dụng nhất trên thế giới. Sử dụng chúng để đảm bảo rằng mọi người có thể hiểu bạn dù bạn đi bất cứ nơi đâu. Tuy nhiên, bạn nên học cả hai giọng Anh và Mỹ để có thể giao tiếp hiệu quả.

Bí quy?t giúp b?n phát âm ti?ng Anh chu?n xác

Lặp lại thật nhiều.

Tại sao bạn có thể nói tiếng mẹ đẻ một cách lưu loát? Bạn học tiếng mẹ đẻ như thế nào? Có phải do từ nhỏ bạn không ngừng lặp lại những gì người lớn nói? Chính xác! Nghe và lặp lại chính là hai hoạt động để nói một ngôn ngữ. Tần suất lặp lại càng nhiều thì bạn càng nói lưu loát. Vì vậy, để phát âm tốt bạn cần lặp đi lặp lại thật nhiều những gì bạn được nghe.

Hãy luyện tập trước gương để điều chỉnh miệng và lưỡi, phát âm thật nhiều lần để tìm ra âm chuẩn xác. Bạn cần chú ý đến dấu nhấn của từ, sự nối âm và ngữ điệu khi phát âm tiếng Anh.

Bạn có thể sử dụng máy ghi âm để thu âm giọng nói của mình, sau đó so sánh với cách phát âm của đoạn băng gốc để tìm lỗi sai. Kiên trì lặp đi lặp lại việc này, chắc chắn bạn sẽ sửa được cách phát âm chưa chuẩn. Một khi lưỡi và miệng của bạn đã làm quen được với cách phát âm mới, bạn sẽ có khả năng nói theo phản xạ rất chính xác.

Nghe từ nhiều kênh khác nhau

Bạn hãy nghe tiếng Anh từ nhiều kênh khác nhau. Bạn hãy tìm cách để nói chuyện thật nhiều với người bản xứ, nghe các bản tin tiếng Anh trên Radio, xem các trận tường thuật bóng đá trên tivi, nghe các chương trình ca nhạc tiếng Anh… Điều cốt lõi ở đây là bạn cần thiết lập nhiều kênh tương tác để thật quen với cách phát âm chuẩn. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn cố gắng lặp lại bất cứ những gì bạn nghe được. Nếu giai đoạn đầu khó khăn, bạn hãy thử bắt đầu với những bộ phim nước ngoài có phụ đề tiếng Anh, dần dần bạn sẽ phát âm giống giọng bản ngữ hơn.

Chọn một cuốn từ điển uy tín

Bạn hãy tập cho mình thói quen tra từ điển mỗi khi học từ mới. Học từ vựng là học luôn cả phần phát âm, sử dụng từ điển là cách tốt nhất để học phát âm từ. Bởi vì từ trong tiếng Anh khá đặc biệt vì có âm câm (không phát âm) và không thể đánh vần các chữ cái để ghép âm như một số ngôn ngữ khác.

Một số cuốn từ điển uy tín như Cambridge, Oxford, Longman,… rất đáng để bạn tham khảo.

Một vài tài liệu hay để bắt đầu luyện phát âm

Nếu bạn mới bắt đầu luyện phát âm, hãy thử luyện tập với Series American Workshop training bao gồm 58 trang tài liệu và 15 video. Bạn có thể học trong 5 buổi mỗi buổi luyện tập 2 tiếng, nhắc đi nhắc lại theo video đến khi nhuần nhuyễn. Hoàn thành Series này thì bạn đã nắm được những kĩ năng phát âm cơ bản. Việc còn lại là luyện tập thật nhiều với các phương pháp trên.

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo một số tài liệu phát âm khác như American Accent Training (Có kèm Audio), Ship or Sheep,… để phù hợp với mục đích đọc.

Trên đây là một số bí quyết giúp bạn rèn luyện khả năng phát âm. Tuy nhiên, bạn cần đến sự nỗ lực và kiên trì để có được hiệu quả tốt nhất. Chúc bạn thành công.

Source: Sansangduhoc.com

Văn phòng đại diện

44 Đường số 10, Khu đô thị mới Him Lam, P. Tân Hưng, Quận 7, TP.HCM

  • Điện thoại: (84-28) 6273 2192

Liên kết với chúng tôi

Chúng tôi đang hiện có trên mạng xã hội. Hãy liên lạc với chúng tôi
You are here: Trang chủ Anh ngữ